Ngày 10 tháng 3 năm 2023, thầy và trò khối 2 trường tiểu học Đô thị Sài Đồng háo hức trở về làng gốm sứ Bát Tràng bên bờ sông Hồng để tham quan, tìm hiểu về một làng nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Đến với Bát Tràng, qua giờ học thực địa tháng 3, các bạn học sinh Khối 2 được tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích từ Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt, công trình kiến trúc do bà Hà Thị Vinh - hậu duệ đời thứ 15 của dòng họ Hà Hữu, công dân ưu tú của Thủ đô Hà Nội, Phó chủ tịch Hiệp hội các làng nghề Việt Nam... đã dành hết Tâm và Tài của mình để xây dựng nên. Ở đây, các bạn hiểu quá trình làm ra một sản phẩm bao gồm 2 giai đoạn chính: Quá trình tạo cốt gốm và trang trí họa tiết, giai đoạn tiếp theo là phủ men lên lớp sản phẩm. Ở mỗi công đoạn đều cần đến sự khéo léo của người làm ra sản phẩm để có thể thổi hồn và tâm tư của mỗi sản phẩm. Có một điều vô cùng đặc biệt trong quá trình tạo tác men và trang trí để phác họa được phong cách và dấu ấn riêng của gốm sứ Bát Tràng.
Hình 1 đến hình 6: Hình ảnh học sinh khối 2 tại trung tâm Tinh hoa làng nghề Bát Tràng
Không chỉ nghe, quan sát mà các bạn còn trải nghiêm tham gia công đoạn tạo cốt gốm với bàn xoay và tô tượng.
Hình 7- hình 14: Hình ảnh học sinh tham gia các hoạt động học tập tại Bảo tàng gốm sứ Bát Tràng
Với hoạt động trải nghiệm này, học sinh hiểu thêm những giá trị truyền thống làng nghề của dân tộc Việt Nam. Tại đây, học sinh có thể tưởng tượng, sáng tạo để phối màu cho sản phẩm gốm thêm đẹp mắt, ấn tượng, giúp học sinh rèn luyện khả năng khéo léo của đôi tay, tính sáng tạo, sự tỉ mỉ, kiên nhẫn đồng thời thêm yêu, trân trọng sự lao động. Đây là những đức tính cần thiết cho cuộc sống sau này.
Ảnh bài thu hoạch thực địa