Xu hướng giáo dục kỹ
năng công dân số cho học sinh tiểu học ngày càng phổ biến trên toàn thế giới.
Để đáp ứng được xu hướng thay đổi của thế giới cũng như thực tiễn ở Việt Nam,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng
công dân số theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp tiểu học.
Trong năm học 2023 -
2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thí điểm giáo dục kỹ năng công dân số
cho học sinh tiểu học giai đoạn 1 tại 10 tỉnh, thành phố trong đó có Thủ đô Hà
Nội. Tiểu học Đô thị Sài Đồng vinh dự được lựa chọn tham gia thí điểm chương
trình tại quận Long Biên.
Với mong muốn giúp các con học sinh được
phát triển và ươm mầm đam mê khoa học, công nghệ, có cơ hội thể hiện sự sáng
tạo, nhà trường đã tổ chức cho các con học sinh một Ngày hội trải nghiệm Giáo
dục kĩ năng công dân số với nhiều điều bất ngờ, thú vị để khám phá, tìm hiểu và
trải nghiệm.
Tại
chặng 1, học sinh nhận được thẻ tích hợp thông tin số hóa ban đầu (passport) để
thực hiện các hoạt động cá nhân và có nơi truy cập thông tin sau sự kiện.
Hình ảnh Passport
Tại
đây, học sinh cũng được giới thiệu về một số sản phẩm lập trình thông minh với
cảm biến (chuyển động, sóng âm, hồng ngoại): Alpha mini, Smart life, Giàn phơi
thông minh, Đèn để bàn thông minh, Thùng rác thông minh, Trợ lý cảnh sát, Quạt
điện thông minh. Các con còn có thể giao tiếp với robot tích hợp AI và robot sẽ
trả lời một số nội dung đơn giản.
Hình ảnh bàn các robot nhỏ
Ở
chặng tiếp theo, học sinh trải nghiệm về điều khiển bán tự động robot, logic
trong công nghệ kĩ thuật, tín hiệu đầu ra, đầu vào, phát huy năng lực giải
quyết vấn đề giao tiếp và hợp tác trong năng lực số nói chung. Các sàn đấu
robot HUNA FOOTBALL, KỴ SỸ DONKYHOTE, ĐƯỜNG ĐUA HUNA F1 đặc biệt thu hút các
bạn học sinh tham gia thi tài.
Hình ảnh thi đấu robot
Các
con sẽ bước đầu hình dung được về bảo mật, mức độ bảo mật thông qua hoạt động
mô tả - Pass-hack Bảo mật số hóa. Học sinh quan sát lại hộ chiếu mình đang có
và lưu ý thêm về mã bảo mật và thử giải mã mật khẩu của hộ chiếu mẫu và thư mục
được đưa ra bằng các dự đoán và kiểm chứng với thiết bị thông minh (điện thoại,
máy tính bảng).
Hình ảnh trạm pass-hack
Đặc
biệt, tại ngày hội, học sinh được tiếp cận làm quen với công nghệ số hóa dữ
liệu, video thực tế ảo với các thẻ hình và mô hình: hình ảnh động vật, thiên
văn, vũ trụ 3D, 4D. Đây là hoạt động hấp dẫn và thu hút đông đảo học sinh tham
gia trải nghiệm.
Hình ảnh trải nghiệm thực tế ảo
Các
con học sinh được xem mẫu công nghệ AR và giải thích về ứng dụng của công nghệ
AR trong cuộc sống. Từ mẫu sẵn có, các con sẽ tạo hình lập phương mã hóa. Sau
đó học sinh trải nghiệm công nghệ AR dựa trên phần mềm đã được cài đặt sẵn.
Hình ảnh trải nghiệm số hóa trên bàn tay
Học
sinh trải nghiệm và nâng cao nhận thức về năng lực ứng dụng và sử dụng các
phương tiện kĩ thuật số (chat GPT, ứng dụng AI...), sáng tạo sản phẩm số
(tranh, văn bản, thiết kế mẫu...)
Hình ảnh trải nghiệm sử dụng ứng dụng AI,
chat GPT,...
Trong
trạm này, mạng xã hội được mô tả dưới hình thức mô hình hóa để học sinh có hiểu
biết cơ bản và kĩ năng về thông tin và dữ liệu. Các con sẽ tạo các giấy note
ghi lời nhắn, dính lên bảng mô tả bức tường mạng xã hội, kết hợp định vị trí
trên bản đồ.
Hình ảnh trạm GPS
Ngày hội trải nghiệm Giáo dục kĩ năng công dân số đã
để lại trong mỗi học sinh những dấu ấn đặc biệt, nhằm lan tỏa những giá trị của đổi mới sáng tạo. Các con học sinh được thể hiện kỹ năng
sử dụng công nghệ thông tin, chinh phục các thử thách công dân số trong các
chặng trải nghiệm. Hi vọng rằng các em học sinh của Tiểu học Đô thị Sài Đồng sẽ
trở thành những công dân số của Thủ đô, góp phần xây dựng đất nước ngày càng
phát triển.
Link bài viết của báo Giáo dục và Thời đại