Tham dự các buổi chuyên đề bao gồm đồng chí Trần Thị Phương Dung – Phó Hiệu trưởng nhà trường và các đồng chí trong tổ 1, 3.
“Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học do các nhà khoa học Pháp khởi xướng cho phép đáp ứng những yêu cầu dạy học mới. Phương pháp này đã được vận dụng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. "Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Phương pháp này giúp học sinh nắm bắt kiến thức bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó tìm tòi, khám phá, tự phát hiện ra bản chất của vấn đề. Giáo viên khi thực hiện dạy học phải luôn sáng tạo, vừa đảm bảo nguyên tắc đặc trưng của phương pháp BTNB, đồng thời cũng linh hoạt vận dụng các phương pháp dạy học khác để đạt mục tiêu giáo dục, tránh hình thức, phô diễn.
Hình ảnh: Cô giáo Nguyễn Thị Thuỳ Trang đang hướng dẫn học sinh
đưa ra các dự đoán về bộ phận chính của cây hoa
Điểm chung trong các tiết dạy là các em học sinh trong lớp chia thành 4 nhóm, nêu điều em nghĩ, đề xuất câu hỏi, dự đoán. Các em lựa chọn và thống nhất phương án tìm tòi. Các nhóm quan sát, thực hành và ghi chép nhận xét. Cô giáo hướng dẫn, gợi ý khi các em lúng túng. Các em rút ra những nhận xét sau khi quan sát, thực hành cùng với sự hiểu biết của bản thân. Dưới sự hướng dẫn của cô, các em rút ra được kết luận. Như vậy, kiến thức đã được hình thành trong các em từ thực tiễn quan sát, thực hành … chứ không phải do cô giáo “giảng”.
Hình ảnh: Học sinh lớp 1A3 quan sát cây hoa
Hình ảnh: Nhóm học sinh 1A3 đang thảo luận và thực hành
Hình ảnh: Giáo viên hướng dẫn nhóm đang lúng túng
Hình ảnh: Giáo viên chốt kiến thức chính
Sau khi dự giờ xong, dưới sự điều hành của cô Trần Thị Phương Dung - Phó hiệu trưởng nhà trường, các đồng chí giáo viên tham dự chuyên đề đã trao đổi sôi nổi để rút ra những ưu điểm và những điều còn băn khoăn về phương pháp dạy học bàn tay nặn bột.
Qua 3 tiết dạy, các thầy
cô nhận thấy với phương pháp này không khí lớp học sôi nổi, tự nhiên; học sinh
thích thú, say mê từ đó tăng thêm hiệu quả của tiết học. Các buổi chuyên đề
giúp cho các giáo viên tham
gia dự giờ tự đúc rút cho mình những kinh nghiệm bổ ích trong đổi mới phương
pháp dạy học
và tiếp tục vận dụng phương pháp BTNB vào các tiết học hàng ngày cho phù hợp.