Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên, trong đó chú trọng đến việc hình thành các kiến thức cho HS bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề của cuộc sống thông qua tiến hành các thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra..
Hình ảnh: Cô và trò lớp 1A4 trong tiết học “Cây hoa” - áp dụng PP “Bàn tay nặn bột”
Hình ảnh: Học sinh lớp 1A4 thực hành tìm hiểu về cấu tạo của cây hoa
Dự một tiết học Tự nhiên xã hội lớp 1: Cây rau của lớp
1A1 theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”, chúng tôi nhận thấy, học sinh rất sôi nổi
và hào hứng. Cô Nguyễn Thị Quyên - giáo viên chủ nhiệm lớp 1A1 cho biết: “Khác
với phương pháp dạy học thông thường, phương pháp “Bàn tay nặn bột” đã phát huy
được tối đa tinh thần làm việc theo nhóm của học sinh. Theo đó, học sinh tham
gia hào hứng, tích cực trong việc dự đoán kết quả, tìm tòi, khám phá, lĩnh hội,
từ đó nắm chắc và khắc sâu được kiến thức hơn. Không chỉ vậy, phương pháp này
còn góp phần giúp học sinh phát triển năng lực quan sát, thực hành, sức sáng tạo
và độc lập trong suy nghĩ”.
Trong tháng 3 tới, khối 1 tiếp tục triển khai chuyên đề tại các lớp 1A2 và 1A3 với mong muốn các giờ học của học sinh trở nên sinh động, cuốn hút hơn nữa. Các bậc phụ huynh hãy lắng nghe những phản hồi tích cực của con sau những giờ học thú vị này nhé!