Ngay từ đầu mỗi năm học, Ban Giám hiệu nhà trường cũng như các tổ chuyên môn đã không ngừng đẩy mạnh công tác “Thi đua dạy tốt, học tốt” thông qua những nội dung thiết thực, phù hợp. Trong đó phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực được các tổ chuyên môn vận dụng nhuần nhuyễn.
Ngày 19/02/2019, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Vân – giáo viên chủ nhiệm lớp 3A3- đã thực hiện chuyên đề Bàn tay nặn bột bài “Rễ cây có đặc điểm gì?” môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 rất thành công và hiệu quả.
Với sự chuẩn bị bài chu đáo, thực hiện đúng quy trình 5 bước của phương pháp Bàn tay nặn bột, lời nói chuẩn mực lôi cuốn, phong thái nhẹ nhàng của cô giáo và nhất là tất cả học sinh đều được hoạt động, hồ hởi, hứng thú và say mê học tập…, tất cả đã tạo nên thành công tiết dạy.
Trong tiết dạy, giáo viên đã tổ chức hai hoạt động chính: Hoạt động 1:Tìm hiểu đặc điểm của rễ cây; Hoạt động 2: Thực hành phân loại rễ cây. Giáo viên thể hiện rõ ràng từng hoạt động; học sinh được thực hành quan sát tranh, thảo luận nhóm, trình bày trước lớp, hỏi – đáp với nhau, liên hệ thực tế bằng hành động cụ thể,…cùng kĩ năng trả lời tốt, mạnh dạn, tự tin, hứng thú học tập và khơi gợi được sự sáng tạo, tính tò mò của học sinh ở bước dự đoán và nêu thắc mắc.
Tiết học đã khép lại nhưng dư âm vẫn còn mãi, phương pháp Bàn tay nặn bột là phương pháp phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Nếu áp dụng phương pháp này thường xuyên vào bài giảng thì học sinh sẽ ngày càng tự tin, mạnh dạn, chủ động chiếm lĩnh tri thức mới đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học dưới đây là một số hình ảnh minh họa tiết dạy.
Sau đây là một số hình ảnh của tiết học
Ảnh 1 - Các nhóm chia sẻ câu hỏi và dự đoán hiểu biết của mình về rễ cây
Ảnh 2 - Các bạn hứng thú khi tiến hành quan sát cây
Ảnh 3 - Cô giáo cùng HS tìm hiểu về đặc điểm của rễ cây
Ảnh 4 - Cô giáo hệ thống kiến thức qua sơ đồ tư duy