!important; Đoàn tham quan gồm các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm và các bạn học sinh khối lớp 3. Chuyến tham quan là hoạt động thực địa thiết thực của thầy và trò nhà trường nhằm thực hiện chỉ đạo của Kế hoạch số 340/KH-UBND ngày 25/9/2019 của UBND quận Long Biên về tổ chức cho học sinh TH, THCS trong toàn Quận tham quan khu di tích lịch sử trên địa bàn Quận năm học 2020- 2021; song hành cùng việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2020- 2021 và công tác HSSV, công tác Đội và phong trào thiếu nhi của trường TH Đô thị Sài Đồng.
Háo hứng và thích thú là tâm trạng chung của rất nhiều học sinh có mặt trên chuyến xe ý nghĩa. Đúng 7 giờ 45 phút, chuyến hành trình đưa các em học sinh đến với Đình Phúc Xá (Bắc Biên) – phường Ngọc Thuỵ - quận Long Biên.
Đình Phúc Xá có khởi nguồn là đền Cơ Xá trải qua những thăng trầm đổi thay của lịch sử dân tộc và sự biến động của địa hình tự nhiên, khu vực này trước có tên gọi là Cơ Xá, sau đổi là Phúc Xá thuộc làng Bắc Biên, có vị trí ban đầu ở bên hữu ngạn sông Hồng, sau chuyển sang bãi giữa và sau cùng là đất bờ Bắc sông Hồng. Chính vì có sự thay đổi vị trí nên di tích cũng được chuyển loại hình kiến trúc từ đền sang đình để đảm nhận chức năng là nơi thờ phụng Thành hoàng làng và tổ chức lễ hội.
Hình ảnh: HS tham quan tại Đình Phúc Xá (Bắc Biên)
  !important; Điểm dừng chân thứ 2 trong chuyến tham quan là đình Lệ Mật tại phường Việt Hưng.
Tại đây, giáo viên và các em học sinh đã dâng nén hương tỏ lòng thành kính tới thành hoàng làng. Cùng với đó, đoàn tham quan đã được các cụ, các ông trong Ban di tích lịch sử của đình giới thiệu về lịch sử ra đời và ý nghĩa của đình Lệ Mật; cùng tham quan một số di tích, cổ vật trong đình.
Đình Lệ Mật nằm trong một cụm di tích quốc gia bao gồm đình và chùa làng Lệ Mật, tại phố Việt Hưng, phường Việt Hưng, quận Long Biên. Theo người dân làng Lệ Mật kể lại thì trước đây, đình Lệ Mật nằm ở vị trí khác, chính nơi đây là đất của chùa.
Thầy và trò nhà trường không khỏi ngạc nhiên bởi lối kết cấu kỳ lạ: Tam quan chùa cao lớn sừng sững, đứng án ngữ trước tổng thể di tích đình Hạ (bao gồm nghi môn, sân, phương đình, 4 dãy tảo mạc và chính đình). Nó vừa mang đậm dấu ấn xưa cũ của ngôi chùa làng, vừa là chứng tích ghi nhận một "sự kiện" trong lịch sử văn hóa làng Lệ Mật.
Từ con đường rước kiệu vào tới nghi môn đình, khách tham quan phải đi qua 3 "mảng" di tích: đó là giếng đình, miếu công chúa và tam quan chùa Lệ Mật. Ngoài ra, cũng nằm trong quần thể di tích này còn có ao đình rộng tám sào nằm đối diện với tam quan chùa.
Giếng đình: Là giếng tự nhiên, có tên gọi Thiên Hồ Lệ (Giếng thiên tạo). Trải qua nhiều đời vẫn còn nguyên vẹn, hầu như không bị sụt lở. Xưa, cả làng Lệ Mật gánh nước giếng về ăn. Giếng đình gắn kết với nhiều giai thoại, truyền thuyết xung quanh vị thành hoàng Lệ Mật. Trong tâm thức dân gian Lệ Mật, cùng với miếu công chúa, giếng là một trong những "di tích thiêng".
Miếu công chúa: Người được thờ trong miếu là con gái vua Lý Thái Tông (được chàng trai họ Lệ Mật vớt lên sau trận giao tranh với thủy quái). Người dân cho rằng ngôi miếu xuất hiện như một sự tri ân đối với vị Thành hoàng đang được thờ phụng trong đình. Miếu công chúa có kích thước nhỏ bé (rộng 6m2) với kết cấu kiến trúc, điêu khắc đơn giản. Nhưng điều kỳ lạ nhất là nó gắn kết chặt chẽ với một cây đa cổ thụ: một phần mái gắn sâu vào thân cây, trong khi phần mái còn lại bị rễ bao phủ. Trên cây đa, giữa chạc ba của thân cây mọc lên một cây cọ. Dân làng và khách thăm quan đều cho rằng đây là một hiện tượng "có một không hai". Miếu công chúa rất thiêng, còn được dân làng gọi là "miếu trình" hay "miếu chúa", vì hàng năm vào dịp hội làng, vào khoảng 8 giờ sáng ngày 22-3 âm lịch diễn ra tục đánh cá ở giếng đình. Cá được đánh từ giếng lên, trước khi mang vào đình đều phải "trình" (đặt lên ban thờ rồi thắp hương) qua miếu công chúa.
Hình ảnh: Học sinh chăm chú lắng nghe Ban quản lý di tích đình Lệ Mật giới thiệu
  !important; Chuyến tham quan đã để lại nhiều ấn tượng và bài học lịch sử đối với thầy và trò trường TH Đô thị Sài Đồng. Từ đây, các em học sinh thêm hiểu hơn về những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa truyền thống của địa phương xung quanh nơi mình sinh sống. Từ đó, thêm yêu và tự hào quê hương, đất nước. Trong thời gian không xa, chúng tôi hy vọng rằng các em học sinh trường TH Đô thị Sài Đồng sẽ có thêm nhiều và thật nhiều chuyến tham quan học tập thực địa ý nghĩa như thế.