!important; Trường TH Đô thị Sài Đồng đã phát động chương trình “Tháng nói không với nhựa dùng một lần” tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường.
Hì !important;nh ảnh 1. Poster tuyên truyền phát động ''Tháng nói không với rác thải nhựa dùng một lần'' năm 2021
  !important; Theo báo cáo của Liên hợp quốc, Việt Nam ở vị trí thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn trên thế giới. Theo Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường Bộ TN&MT, chỉ số nhựa tiêu thụ tính trên đầu người tại Việt Nam tăng nhanh trong những năm qua. Nếu như năm 1990, mỗi người Việt tiêu thụ khoảng 3,8kg/năm thì đến năm 2015, con số này đã tăng lên 49kg/người/năm, gấp gần 13 lần.
Chúng ta cần thời gian bao lâu để rác thải nhựa và túi ni lông phân hủy? Câu trả lời được đưa ra là túi nhựa cần ít nhất 100 năm, chai nhựa cần ít nhất là 200 năm. Như vậy trong hàng trăm năm đó, rác thải nhựa và túi ni lông không mất đi và hệ lụy gây ra đối với môi trường là rất lớn.
Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, bởi rác thải nhựa và túi nilon lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa và túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Thực tế nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước, còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch,…
Hình ảnh 2. Poster tuyên truyền phát động ''Tháng nói không với rác thải nhựa dùng một lần'' năm 2021
  !important; Cần sự tham gia của tất cả chúng ta với những việc làm nhỏ bé “Bỏ rác đúng nơi quy định – hành động nhỏ, ý nghĩa lớn” hay “Mắt thấy rác, tay nhặt ngay” để có một “Cuộc sống xanh”.
Thông qua các chương trình giáo dục và cuộc thi, nhà trường mong muốn từng bước giáo dục thói quen, lối sống xanh, xây dựng nhận thức và định hướng các em học sinh giảm thiểu, hạn chế, từ chối đồ nhựa sử dụng một lần, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường như túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần, túi ni lông tự phân hủy, túi dệt từ sợi ni lông sử dụng nhiều lần.
Để “Đường phố xanh - cuộc sống an lành” cần nâng cao ý thức của mỗi chúng ta trong việc tạo dựng và duy trì thói quen không sử dụng túi ni lông và các sản phẩm từ nhựa sử dụng 01 lần, sử dụng bằng chất liệu khác như: “Mang theo túi đựng có thể tái sử dụng để hạn chế túi nilon khi đi mua sắm hàng hóa”, “Dùng chai lọ thủy tinh để đựng đồ thay cho chai lọ nhựa”, “Ưu tiên mua sản phẩm dùng trong hộp giấy thay vì hộp nhựa”, …