I/ Phần mở đầu
Các bạn đọc thân mến!
Ngoài bánh chưng, bánh dày, còn có một thứ nữa cũng rất có ý nghĩa và được nhân dân ta từ xưa dựng lên mỗi khi Tết đến. Các bạn có biết đó là cây gì không?
Trước khi đến với đáp án chính xác tên loại cây đó, chúng ta hãy cùng nhau tham gia một trò chơi rất thú vị có tên: Nổ bóng nhanh- đáp án lẹ.
II/ Phần nội dung
Tổ chức trò chơi - tìm hiểu cuốn sách
- Hình thức: Học sinh ném phi tiêu, nổ bóng và trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề ngày tết, nội dung cuốn sách.
- Hỗ trợ: Tổ CTVTV.
- Nội dung câu hỏi:
Câu 1 : Kể tên 1 số phong tục trong ngày tết cổ truyền của Việt Nam?
- Chúc Tết, lì xì, bày mâm ngũ quả, trồng cây nêu, gói bánh chưng, treo câu đố….
Câu 2 : Ý nghĩa của tục phóng sinh cá vàng ngày tết ông Công ông Táo?
- Cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả, ngụ ý “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời.
Ngoài ra phóng sinh ngày Tết ông Công ông Táo cũng mang ý nghĩa phóng sinh, là một phong tục cực kỳ ý nghĩ dịp Tết đến xuân về. Phóng sinh cá chép cũng là thế hiện ước muốn năm mới nhiều hy vọng và niềm vui, sự từ bi, an lành trong năm mới.
Câu 3: Những điều kiêng kị vào 3 ngày tết?
- Kiêng kị vào ngày Tết ở miền Bắc: kiêng quét nhà, kiêng đổ rác: kiêng kỵ nói ra những điều có thể mang đến sự không may, gọi là nói giông hay nói xui như "Chết rồi!", "Tiêu rồi!". Kiêng cho nước đầu năm: Kiêng làm vỡ bát đĩa.
- Ở miền Trung Kiêng ăn một số món: kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt , ăn tôm, kiêng mua quần áo màu trắng, vải trắng suốt tháng Giêng Âm lịch.
- Ở miền Nam: Kiêng để cối xay gạo trống, khách không được từ chối bữa ăn khi gia chủ mời, đó là một điều kiêng kị vào ngày Tết cần chú ý . Về nhà trước Giao thừa, Cất chổi sau khi quét dọn.
Câu 4 : Tết nguyên đán bắt đầu từ ngày nào?
- Tết Nguyên đán còn có tên gọi khác là Tết Cả (Tiết lớn nhất trong năm), Tết Ta (để phân biệt với tết Tây), Tết Âm lịch (phân biệt với Dương lịch), Tết cổ truyền, ngày nay được gọi vắn tắt là Tết. Tết của người Việt được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 âm lịch. Song, dân gian quan niệm rằng trước khi đến ngày Tết chính thức, tất cả mọi thứ đều phải chuẩn bị thật sớm và mới, mong khởi đầu một năm mới may mắn và thành công. Do vậy, công việc sửa soạn cho ngày Tết thường bắt đầu trước một tuần, tức là từ ngày cúng ông Táo 23 tháng chạp. Đây được xem là sự kiện đầu tiên báo hiệu một mùa Tết nữa lại đến.
- Thời điểm bắt đầu một năm mới vào giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây mồng 1 tháng Giêng) là quan trọng nhất của Tết. Thời khắc này đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới nên được gọi là giao thừa.
Câu 5 : Kể 5 dấu hiệu cho biết Tết đang đến gần?
- Quảng cáo Tết tràn ngập tivi; mọi người chuyển hết sang tính… lịch Âm; cô gái đi shopping; câu chuyện xoay quanh mua sắm, dọn dẹp cửa nhà; Facebook ngập tràn status nhớ nhà, học sinh bắt đầu lo lắng về… bài tập Tết, phố phường rực rỡ đào mai, đèn hoa
Câu 6: Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết?
- Dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.
- Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học-tín ngưỡng-thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người.
Câu 7: Thuở xưa, người dân thường dựng cây nêu trước sân nhà trong ngày tết. Theo em, ý nghĩa của cây nêu ngày tết là gì?
- Xua đuổi tà ma
- Cầu mong điều bình an, tốt đẹp đến với mọi người.
(Về cách dựng cây nêu, giáo sư Biền cho biết, cây tre làm nêu là loại tre già, to, thẳng, không được cụt ngọn. Trên ngọn để lại một phần lá tươi hoặc buộc lá dứa vào tượng trưng cho mây trời.
Thân cây có thể được trang trí bằng các loại cờ, phướn, đèn lồng, câu đối, niêu đất chứa vôi, chuông gió… Bên dưới gốc, rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc rắc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng để xua đuổi tà ma.
Qua những câu hỏi tìm hiểu về ngày tết, các em học sinh có đoán được tên cuốn sách mà chúng mình sẽ được tìm hiểu trong tiết thư viện có tên là gì không nào? Đó chính là cuốn sách “Sự tích cây nêu ngày tết” do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2012 đấy các em ạ.
Với một vài gợi ý về cây nêu trong ngày tết, chắc chắn nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao cây nêu lại mang ý nghĩa độc đáo như vậy đúng không? Để trả lời câu hỏi đó, cô mời các em cùng đến thư viện và tìm đọc cuốn sách, cũng như đón xem bộ phim hoạt hình liên quan đến cuốn sách này để chúng mình hiểu hơn nhé!
Hẹn gặp lại các em tại thư viện nhà trường!
Chúc thầy cô và các em học sinh sẽ có một tuần mới vui vẻ và thành công.