Với các bài Khoa học: Dung dịch, Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa và Cây con mọc lên từ hạt, các cô giáo đã thể hiện sự linh hoạt trong phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột mang lại hiệu quả cao cho tiết dạy.
Việc áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột giúp học sinh được trải nghiệm nhiều hơn, giáo viên có thể khai thác những kiến thức trong đời sống thực tế của học sinh, từ đó giúp học sinh tự tìm hiểu và hình thành kiến thức mới của bài học. Tiết học nhờ vậy tạo được sự hứng thú cho học sinh vì bản thân các em tự tìm tòi để rút ra được tri thức. Tinh thần làm việc nhóm của học sinh cũng được phát huy tối đa.
Với phương pháp bàn tay nặn bột, việc học sinh mạnh dạn tự đưa ra ý kiến của mình, chủ động ghi lại những suy nghĩ, phán đoán, các giải thích, đề xuất… sẽ góp phần giúp học sinh rèn luyện kỹ năng diễn đạt, ngôn ngữ nói, viết, vẽ, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, khả năng lập luận để bảo vệ quan điểm khoa học của mình, khả năng hợp tác… Giáo viên cũng từ đó hoàn thiện hơn nữa những kĩ năng sư phạm, kĩ năng xử lí tình huống mà các em đưa ra trong quá trình thực hành, rút ra kết luận.
Thực tế là các tiết dạy đã phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học, thể hiện được năng lực hợp tác của học sinh trong lớp, gây được hứng thú, kích thích tư duy và sự yêu thích môn Khoa học của các em học sinh khối 5.
Hình ảnh các tiết chuyên đề:
Hình ảnh: Học sinh thực hành tách hoa và quan sát cấu tạo hoa
Hình ảnh: Học sinh tích cực thảo luận nhóm
Hình ảnh: Giáo viên hướng dẫn HS quan sát
Hình ảnh: Giáo viên cùng học sinh tìm ra nội dung bài học